Saturday, September 27, 2008

Tìm hiểu về tật nghiến răng

Nghiến răng là một hoạt động cận chức năng của hệ thống nhai. (gọi là hoạt động cận chức năng là vì cũng là hoạt động của hệ thống nhai với sự tham gia của tất cả các yếu tố thần kinh – cơ, nhưng không nhằm mục đích thực hiện chức năng). Nghiến răng xảy ra khá phổ biến, chiếm 10% dân số trưởng thành. Thường người bệnh không biết mình có nghiến răng vì nó chỉ xảy ra lúc ngủ. Bệnh nhân thường chỉ đi khám bệnh vì những hậu quả của nghiến răng gây ra hơn là triệu chứng nghiến răng, mặc dù triệu chứng nghiến răng gây khó chịu rất nhiều cho người thân. Nghiến răng là vấn đề còn đang tranh cãi rất nhiều, ngay cả định nghĩa về nghiến răng cũng như những tiêu chuẩn về chẩn đoán vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Những vấn đề trình bày ở đây là những ý kiến đúc kết từ các concensus về nghiến răng (tức nghiên ý kiến được đồng tình nhiều nhất).

Mặc dù nghiến răng có nguyên nhân chủ yếu là từ bệnh học thần kinh, nhưng triệu chứng lâm sàng của nghiến răng chủ yếu thể hiện ở hệ thống nhai, bao gồm các triệu chứng ở răng, mô nha chu, cơ nhai và khớp thái dương hàm. Và điều trị cho đến nay chủ yếu do Bác sĩ nha khoa phụ trách.

Biểu hiện ở răng và mô nha chu:

1. Mòn răng:

Tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và đô cứng mô răng mà mức đô mòn răng là nhiều hay ít. Nhiều trường hợp các răng cối mòn đến lô tủy, các răng cửa mòn đến :hơn 2/3 chiều cao của răng.

2. Nứt, gãy răng:

Nứt gãy răng cũng là một dấu hiệu của nghiến răng. Cường độ lực cao, tác động lên những vùng mất cấu trúc chịu lực của răng là nguyên nhân của gãy nứt. Tình trạng gãy, nứt có thể khu trú ở phần thân răng, hoặc lan xuống chân răng. Trường hợp nứt, gãy rõ ràng có thể thấy dễ dàng, nhưng cũng có nhiều trường hợp rất khó chẩn đoán. Dấu hiệu duy nhất của những trường hợp này là ê buốt không rõ nguyên nhân. Các bác sĩ nha khoa ít kinh nghiệm cũng rất dễ bỏ sót những trường hợp này.

3. Ê buốt răng:

Có thể do mòn răng hoặc gãy, nứt răng. Nếu kiểm tra không thấy mòn răng thì cần phải xem xét có tình trạng gãy nứt xảy ra hay không.

4. Lung lay răng:

Nếu mô nha chu suy yếu, nghiến răng có thể biểu hiện bởi tình trạng lung lay răng. Trên phim X quang sẽ có dấu hiệu tiêu xương.

Biểu hiện ở hệ thống cơ nhai:

Biểu hiện chủ yếu trên hệ thống cơ nhai là tình trạng đau cơ. Do co thắt với cường độ mạnh, các sản phẩm thoái biến sinh ra không kịp đào thải, còn ứ đọng trong cơ gây nên đau cơ. Một số trường hợp có thể có dấu hiệu phì đại cơ nhai.
Cơ nhai bị ảnh hưởng rõ ràng và dễ thấy nhất là cơ cắn, do vậy, bệnh nhân thường sẽ có cảm giác đau âm ỉ hai bên vùng má, gần góc hàm.

Biểu hiện ở khớp thái dương hàm :

Khớp thái dương hàm cũng bị quá tải trong trường hợp nghiến răng. Lực nhai gây ra sẽ tác động vào hệ răng và khớp thái dương hàm. Lực tác động lên răng làm mòn răng, gãy nứt răng, lung lay răng… đồng thời tác động lên khớp gây ra những tổn thương cấu trúc khớp. Tùy mức độ tổn thương khớp mà bệnh nhân sẽ có nhiều biều hiện khác nhau: đau khớp, tiếng kêu vùng khớp, rối loạn vận động (há miệng lệch, há miệng hạn chế…)

Biểu hiện khác:

Ngoài những triệu chứng chủ yếu ở bộ máy nhai đã nêu, bệnh nhân còn có thể có dấu hiệu đau đầu, cùng những biểu hiện về tâm lý như lo lắng, căng thẳng…

Và với tất cả các triệu chứng trên chúng ta đều cần phải được khám và điều trị.

Vấn đề nguyên nhân của nghiến răng gây khá nhiều tranh cãi từ trước đến nay. Hiện tại, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng rằng nghiến răng do nhiều nguyên nhân khác nhau phối hợp gây ra, bao gồm các yếu tố tại chỗ (rối loạn khớp cắn), yếu tố tâm lý (stress, lo âu, căng thẳng…) và yếu tố bệnh lý thần kinh. Trước đây, yếu tố tại chỗ được xem là yếu tố chính gây ra nghiến răng, rồi sau đó cho rằng yếu tố tâm lý mới là nguyên nhân, nhưng những nghiên cứu gần đây lại cho rằng yếu tố bệnh lý thần kinh lại là yếu tố chính.

Yếu tố tại chỗ

Vướng cộm khớp cắn được cho là nguyên nhân của nghiến răng trong một thời gian dài. Hãy tưởng tượng từng cặp răng như từng cặp cối xay. Hệ thống răng sẽ bao gồm nhiều cặp cối xay và chúng phải hoạt động đồng bộ với nhau. Vướng cộm khớp cắn làm cản trở hoạt động đồng bộ này và nghiến răng là một cách phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ những vướng cộm này. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng những vướng cộm khớp cắn không phải là nguyên nhân chính của nghiên răng. Nghiên cứu so sánh những người nghiến răng cho thấy không phải ai cũng có vướng cộm khớp cắn. Và ngược lại, rất nhiều người có vướng cộm khớp cắn nhưng không hề có nghiến răng. Đồng thời cũng không có nghiên cứu nào chứng minh được rắng vướng cộm khớp cắn là nguyên nhân của nghiến răng. Như vậy, vai trò của nó (nếu có) chỉ là vai trò phụ, chứ không phải là vai trò chính.

Yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý cũng được cho là nguyên nhân ủa nghiến răng trong một thời gian. Những người nghiến răng thường hay lo lắng. Và nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy stress cũng là một yếu tố quan trọng ở những người nghiến răng. Tuy nhiên những nghiên cứu chủ yếu thuộc loại nghiên cứu phỏng vấn. Những nghiên cứu gần đây, sử dụng điện cơ đồ, điện não đồ, điện tâm đồ phối hợp trong nghiên cứu giấc ngủ cho thấy rằng thực sụ không có liên quan giữa stress và nghiến răng. Chỉ có yếu tố lo lắng là có ý nghĩa thống kê trong lien quan với nghiến răng.
Yếu tố bệnh học thần kinh

Yếu tố bệnh học thần kinh ngày càng được lưu ý nhiều hơn và được xem là nguyên nhân chính của nghiến răng. Ví dụ như nghiến răng có liên quan đến những rối loạn giấc ngủ, những thay đổi sinh hóa trong não, một số thuốc, sau chấn thương sọ não, nghiện rượu, hút thuốc… và ngay cả yếu tố di truyền hiện nay cũng xếp vào nhóm này.
Nghiến răng chủ yếu xảy ra trong giấc ngủ, và có liên quan mật thiết đến đáp ứng tỉnh thức (arouse response) của cơ thể. Những ghi nhận liên quan giữa nghiến răng và đáp ứng tỉnh thức cho thấy 86% trường hợp nghiến răng xảy ra trong giai đoạn này. Đáp ứng tỉnh thức đặc trưng bởi giấc ngủ kém sâu, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và có những vận động như xoay người, co chân, co tay… trong khi ngủ. Mớ, mộng du… cũng là những hiện tượng xảy ra trong giai đoạn này. Những hiện tượng này còn gọi là hiện tượng cận giấc ngủ (parasomnia) và nghiến răng cũng được xem là một hiện tượng cận giấc ngủ.
Đặc biệt những nghiên cứu gần đây xác nhận có sự liên quan giữa rối loạn hệ thống dẫn truyền thần kinh trung ương với nghiến răng. Khả năng là có tình trạng mất cân bằng giữa các đường dẫn truyền trực tiếp và gián tiếp trong hạch nền, nơi tập trung những nhân dưới vỏ có nhiệm vụ phối hợp và điều hòa các động tác. Sự mất thăng bằng là do rối loạn vận chuyển các dẫn xuất dopamine gây nên. Phát hiện này giải thích cho rất nhiều trường hợp nghiến răng do sử dụng thuốc lắc (ectasy), nghiện thuốc lá, hoặc một số thuốc điều trị bệnh tâm thần hay bệnh thần kinh gây ra. Amphetamine (ectasy) có tác dụng làm gia tăng nồng độ dopamine trong não, hoặc nicotine (trong thuốc lá) lại có tác dụng kích thích hệ dopaminergic…đã giúp giải thích những ghi nhận liên quan giữa người hút thuốc lá hay sử dụng amphetamine với nghiến răng.

Yếu tố di truyền

Trước đây di truyền cũng được xem là nguyên nhân của nghiến răng. Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn nhất về liên quan giữa di truyền và nghiến răng là của CHRISTER HUBLIN và cộng sự (1998) dựa trên phỏng vấn (questionnaire) trên 1298 cặp sinh đôi cùng trứng và 2419 cặp sinh đôi khác trứng từ 33 đến 60 tuổi. Tỉ lệ nghiến răng xảy ra liên quan đến di truyền chiến 39 – 64%. Tuy nhiên, Michalowicz và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 250 cặp sinh đôi bằng cách phỏng vấn và nghiên cứu lâm sàng lại cho kết quả ngược lại. Do vậy, vẫn chưa thể kết luận được là di truyền có liên quan đến nghiến răng hay không.

Có 2 cách điều trị được áp dụng hiện nay là điều trị thuốc và điều trị bằng khí cụ miệng.

Điều trị thuốc:

Thuốc được sử dụng trong điều trị nghiến răng có thể là thuốc uống, thoa thoa và thuốc chích. Thuốc uống là loại thuốc có tác dụng giảm lo âu như buspirone, thường sử dụng trong trường hợp nghiến răng là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Những trường hợp nghiến răng khác không nên sử dụng thuốc này.
Thuốc chích là một loại thuốc có tác dụng làm liệt cơ: Botox (thường sử dụng trong thẩm mỹ để xóa nếp nhăn). Thuốc này sử dụng chích vào cơ cắn có tác dụng trong vòng 4 – 6 tháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy đây là một giải pháp khá hiệu quả trong nhiều trường hợp, như sau chấn thương, lạm dụng amphetamine (thuốc lắc)…
Thuốc thoa là một hỗn hợp gồm các thuốc dãn cơ, kháng viêm, an thần với thành phần chính gồm : cyclobezaprin, có tác dụng làm giảm co thắt cơ, kết hợp với kháng viêm loại nonsteroid (keto-profen) cùng với an thần là diazepam. Thuốc này được thử nghiệm có tác dụng tốt trong nhiều trường hợp. Đây là một loại thuốc mới, đăng lý bản quyền vào tháng 10/2003.

Điều trị bằng khí cụ miệng

Điều trị khí cụ miệng (máng nhai) đã được thực hiện từ lâu với những hiệu quả được chứng minh trên lâm sàng. Mục đích của máng nhai nhằm làm giảm khả năng mòn răng, gãy nứt răng do nghiến răng gây ra. Đồng thời, máng nhai cũng làm giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai. Việc điều trị nghiến răng bằng máng nhai đòi hỏi phải mang máng nhai trong một thời gian dài. Và khi không mang máng nhai, người ta thấy nghiến răng xuất hiện trở lại. Cho đến nay máng nhai vẫn là phương pháp chính trong điều trị nghiến răng trên thế giới. Tuy nhiên, không phải máng nhai hiệu quả trong tất cả các trường hợp nghiến răng (Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy máng nhai không có hiệu quả trong một số trường hợp).

Nghiến răng không chỉ gây khó chịu cho người thân mà còn gây những tổn hại ngay chính người bệnh. Những tổn hại này cần phải được ngăn ngừa trước khi quá muộn. Hãy đến các BS chuyên khoa đề được khám và tư vấn điều trị ở giai đoạn sớm là giải pháp tối ưu. Một ngành chuyên sâu nghiên cứu và điều trị nghiến răng trong ngành nha khoa là chuyên khóa cắn khớp học. Tuy nhiên, hiện nay, chuyên ngành này chưa phát triển lắm ở Việt nam.

Thạc sĩ Trần Ngọc Quảng Phi (chuyên mục sức sống mới VTV2- 10/07/2007)

Friday, September 26, 2008

Phác hoạ hàm khung

Sự phác họa hàm khung không khó nếu chúng ta để ý đến các yếu tố sau:

1-Phân loại hàm khung dựa trên yếu tố sinh - cơ học tức là xem trường hợp mất răng thuộc loại nào; một cách tổng quát HK có thể được xếp thành hai loại:

-HK được nâng đỡ bởi các răng (tooth born) thí dụ như bệnh nhân mất các răng cối nhỏ và răng cối thứ nhất, chỉ còn lại các răng cửa và hai răng cối thứ hai ở đầu tận cùng bên trong, HK hầu như không có sự chuyển động đáng kể vì nó hoàn toàn tựa lên các răng trụ. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng bất cứ loại móc nào cho các răng trụ.

-HK được nâng đỡ bởi răng và sóng hàm (tooth and tissue born) một thí dụ trường hợp bệnh nhân mất hết các răng cối, khi đó dưới tác dụng của lực nhai nền hàm sẽ bị lún xuống do sự đàn hồi của niêm mạc sóng hàm, khi bị lún xuống ở phía sau và vững ở phía trước thì hàm giả sẽ xoay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai tựa mặt nhai của hai răng trụ tận cùng, trong trường hợp này là hai răng cối nhỏ thứ hai. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng các lọai móc ngắt lực thí dụ như móc RPI, RPC, hoặc móc dây; đầu các móc này có tính chất dãn ra hoặc hở ra khỏi bề mặt răng trụ do đó tránh được các lực xoắn có hại cho răng trụ. Nếu bạn sử dụng các loại móc không ngắt lực thí dụ như móc chữ C, chữ T, khi hàm giả chuyển động đầu móc bám chặt vào răng trụ và sẽ có tác dụng như một mỏ kềm nhổ răng trụ lên dần dần, về lâu dài răng trụ sẽ bị lung lay.

2- Các thành phần của hàm khung như nối lớn (major connector), nền nhựa không nên che kín viền nướu cổ răng vì nó sẽ tích tụ mảng bám gây ra sâu răng và bệnh nha chu, viền nướu dọc theo cổ răng cần được để trống để duy trì cơ chế tự làm sạch. Các thành phần khác như nối nhỏ, tay móc cũng không nên làm quá rộng che kín hết cả mặt răng.

3- Các tựa mặt nhai nên được đặt trên các răng ở hai bên vùng mất răng và được phân bố trên một diện rộng để tạo sự vững vàng cho hàm giả thí dụ vừa ở vùng răng cửa vừa ở vùng răng cối.

4- Các loại móc có rất nhiều dạng nhưng tựu trung có thể chia ra hai loại: loại móc ngắt lực và loại móc không ngắt lực. Loại móc không ngắt lực như móc chữ C, chữ T, móc Ney, móc Roach ... Nên chọn loại móc ít che khuất bề mặt răng để tránh sâu răng.

BS Việt Minh Chánh

Thành phần hàm khung

Sự hiểu biết về thành phần của hàm khung (HK) sẽ giúp cho chúng ta thiết kế một HK chính xác và có hiệu quả.

Nối lớn có dạng hình bản rộng cho hàm trên và hình thanh cho hàm dưới . Nối lớn có công dụng nối các thành phần của HK lại với nhau và đồng thời cũng có tác dụng nâng đỡ cho hàm giả thí dụ như bản nối lớn khẩu cái nhờ diện rộng nên tạo một sự nâng đỡ đáng kể cho hàm giả.

Nối nhỏ là phần đi từ nối lớn đến các mấu tựa hoặc tay móc.

Mấu tựa có tác dụng cung cấp sự nâng đỡ cho hàm giả và phân phối lực nhai lên các răng trụ. Mấu tựa có thể ở mặt nhai của răng cối hoặc ở cingulum răng cửa.

Tay giữ trực tiếp (direct retainer)hay còn gọi là móc hoặc mắc cài (attachment), tay móc nằm dưới vùng lẹm của răng trụ để tạo sức bám giữ cho hàm giả.

Tay giữ gián tiếp (indirect retainer) là mấu tựa lên cingulum của các răng phía trước để chống xoay cho hàm giả khi hàm giả xoay quanh trục nối liền hai tựa mặt nhai. Tay giữ gián tiếp góp phần vào sự vững ổn cho hàm giả khi bệnh nhân nhai các thức ăn dính hoặc hàm giả bị xoay dưới tác dụng của trọng lực.

Bản tiếp giáp (proximal plate) là phiến kim loại tiếp xúc với mặt bên của răng trụ, nó giúp cho hàm giả không bị xoay quanh trục thẳng đứng và hướng dẩn sự lắp đặt hàm giả.

Lưới bám cho nền nhựa nên có đủ độ vững chắc để nền hàm không bị gảy khi nhai, mắt lưới nên đủ rộng để dễ ép nhựa. Lưới cũng là chổ bám cho răng giả.

Hình 1: Hàm khung hàm trên
Hình 2: Hàm khung hàm dưới

Độ lẹm của răng trụ:

Trong trường hợp răng trụ không có độ lẹm để tạo sự bám giữ cho móc, chúng ta có thể dùng mũi khoan kim cương hình cầu cỡ số 6 hoặc hình bầu dục để mài lõm mặt ngoài của răng trụ nơi tương ứng với đầu móc. Chổ lõm sau khi mài cần được đánh bóng để tránh sâu răng. Nếu bệnh nhân sợ bị mài răng thi bạn có thể dùnh một phương pháp khác đó là đắp thêm composite để tạo vùng lẹm. Cả hai cách trên đều hiệu quả như nhau sau khi đầu móc được điều chỉnh.

Bề bản rộng của nối lớn hàm trên có thể làm cho bệnh nhân khó chịu, bạn có thể chọn loại nối lớn hình móng ngựa hoặc hình thanh. Tuy nhiên các loại nối lớn có bề bản hẹp thường không tạo ra sự nâng đỡ tốt cho hàm khung và hậu quả là sự tiêu ngót sóng hàm sẽ nhanh hơn. Sự chọn lựa loại nối lớn tùy thuộc vào sự cân nhắc về lâm sàng và kinh nghiệm sử dụng hàm giả của bệnh nhân.

Trong trường hợp HK không có răng trụ nâng đỡ phía trong ( distal extension) dưới tác dụng của lực nhai, nền hàm giả sẽ bị lún xuống và toàn bộ hàm giả sẽ xoay quanh trục nối hai răng trụ tận cùng. Trong những trường hợp này nên sử dụng các loại móc ngắt lực ( stress release) để tránh các lực xoắn có hại cho răng trụ. Một trong những loại móc ngắt lực là loại móc RPI, đầu móc hình chữ I sẽ di chuyển tới trước và không ép lên răng trụ khi hàm giả bị xoay.

Loại móc đôi có sức bám cao nhưng không có lợi về mặt sinh cơ học vì khi hàm giả chuyển động nó sẽ có tác dụng như một mỏ kềm làm lung lay các răng trụ. Ngoài ra móc đôi không thẩm mỹ vì nó là loại móc đi từ mặt nhai vòng ra phía ngoài nên để lộ nhiều kim loại khi bệnh nhân cười.

BS Việt Minh Chánh

Wednesday, September 24, 2008

Các phương pháp tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng từ bên ngoài (răng sống): đặt thuốc lên răng có hoặc không chiếu đèn (tẩy trắng tại phòng nha), đặt thuốc trong khay mang trên răng (tẩy trắng tại nhà), ...

Tẩy trắng răng từ bên trong (Răng được điều trị tủy): đặt thuốc Tẩy trắng răng trong buồng tủy.

1. Tẩy trắng răng nội nha:

Là phương pháp đặc biệt chỉ sử dụng riêng cho răng đã chết tủy.

Các răng đã chết tủy sau một thời gian sẽ dần dần sậm màu do các chất phát sinh trong các quá trình tủy hoại tử hoặc trong điều trị tủy xâm nhập ống ngà răng và làm thay đổi màu răng.

Quy trình điều trị:

Răng phải được chụp phim X-quang kiểm tra kết quả điều trị tủy trước đây, nếu chưa điều trị tủy tốt thì nên điều trị nội nha lại.

Mở lối vào buồng tủy răng, đặt một lớp trám bảo vệ dày 1,5-2mm lên bên trên phần chất trám bít ống tủy, sau đó đặt thuốc tẩy trắng răng vào trong buồng tủy và trám tạm lại.

Thuốc tẩy trắng răng sẽ được thay mỗi 1-2 tuần cho đến khi răng trắng.

Trám lại lỗ mở vào buồng tủy khi kết thúc điều trị.

2. Tẩy trắng răng sống tại ghế nồng độ cao kết hợp chiếu đèn:

Là hình thức tẩy trắng răng với thuốc tẩy trắng răng nồng độ cao và có thể kết hợp với các nguồn năng lượng (đèn tẩy trắng răng).

Đầu tiên Bác sĩ sẽ đặt một lớp chất bảo vệ lên nướu, sau đó đặt thuốc tẩy trắng răng peroxide nồng độ cao lên mặt răng.

Thuốc tẩy trắng răng sẽ được hoạt hóa bằng cách chiếu các loại nguồn năng lượng được gọi là đèn tẩy trắng răng.

Hiện nay trên thế giới có các loại năng lượng đèn tẩy trắng răng sau:

HALOGEN

PLASMA

LASER-LED

LASER

Các loại đèn khác nhau ở mức năng lượng thấp-cao, độ xuyên thấu của các loại tia, thời gian chiếu đèn, nhiệt độ.

Thời gian điều trị cho một lần tẩy trắng tại ghế nha trung bình 30 phút - 90 phút, tùy hệ thống tẩy trắng răng, loại thuốc, đèn sử dụng.

Tẩy trắng răng được hoạt hóa bằng đèn có thể làm răng trắng hơn 3-8 cấp độ màu tùy trường hợp.

3. Tẩy trắng răng sống tại ghế nồng độ cao không kết hợp chiếu đèn:

Các quy trình tẩy trắng răng tương tự tẩy trắng răng tại ghế có chiếu đèn nhưng không dùng sự kích hoạt của các nguồn năng lượng.

Một số loại thuốc tẩy trắng răng có khả năng tự thẩm thấu vào răng mà không cần đến tác động hỗ trợ của đèn.

4. Tẩy trắng răng tại nhà có các dạng sau:

Kem đánh răng làm trắng răng

Băng tẩy trắng dán lên răng

Thuốc tẩy trắng răng bôi lên răng

Hệ thống tẩy trắng với thuốc tẩy trắng răng và khay tẩy trắng răng bán sẵn

Hệ thống tẩy trắng với thuốc tẩy trắng răng và khay tẩy trắng răng thiết kế riêng cho từng cá nhân

A. Kem đánh răng làm trắng răng:

Kem đánh răng chủ yếu loại bỏ nhiễm màu ở bề mặt răng bằng tác động mài mòn nhẹ bởi các hạt nhỏ làm bóng răng và một ít hóa chất trong kem. Kem đánh răng không có tác động làm thay đổi màu răng trắng hơn màu vốn có mà thường chỉ là loại bỏ lớp màu dính trên răng.

Các sản phẩm tẩy trắng răng khác nếu có chứa hydrogen peroxide mới có tác dụng làm sạch nhiễm màu bề mặt đồng thời loại bỏ nhiễm màu lớp sâu và làm trắng răng.

Các sản phẩm kem đánh trắng răng được bày bán trên thị trường không phải có hiệu quả trong mọi trường hợp. Thường kem đánh răng chỉ làm răng sáng lên khoảng một cấp độ trong khi các sản phẩm tẩy trắng răng được hoạt hóa bằng đèn có thể làm răng trắng hơn 3-8 cấp độ màu.

B. Thuốc tẩy trắng răng bôi lên răng - Băng tẩy trắng dán lên răng:

Thuốc tẩy trắng răng được đặt trên bề mặt răng bằng bàn chải đầu nhỏ hoặc dán lên răng như một băng dính.

Bạn sẽ tự thực hiện ở nhà mỗi ngày khoảng 30 phút và liên tục kéo dài 14 ngày.

Kết quả sơ khởi có thể nhìn thấy được sau vài ngày và có thể duy trì 3-4 tháng.

Giá thành thấp hơn.

Thuốc tẩy trắng răng dạng này có nồng độ thấp hơn dạng được sử dụng trong Nha khoa.

Mặc dù các răng có thể trắng hơn nhưng mức độ trắng không đạt được nhiều, và sự duy trì màu cũng kém hơn. Ngoài ra cũng cần lưu ý một số trường hợp có đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc tẩy trắng răng và có thể gây kích thích nướu. Các trường hợp này nên đến phòng Nha để Bác Sĩ tư vấn giải pháp tốt nhất cho bạn.

C. Hệ thống tẩy trắng với thuốc tẩy trắng răng và khay tẩy trắng răng bán sẵn:

Khay tẩy trắng răng được bán sẵn cùng với thuốc tẩy trắng răng peroxide.

Đây là loại khay như một tấm nhựa bao bọc quanh răng bên trong có chứa sẵn thuốc tẩy trắng răng, loại khay này có thể dùng cho tất cả mọi người.

Hoặc có loại bạn phải ngâm tấm nhựa vào nước nóng và áp tấm nhựa sát lên răng để tự thực hiện khay cho bản thân mình, sau đó đặt thuốc vào khay và mang trên răng mỗi ngày 2-4 giờ hoặc mang suốt đêm trong khoảng 4 tuần hoặc hơn tùy trường hợp.

Khay tẩy trắng răng dạng này không khít sát vào răng, khay hở và rộng đem lại cám giác không thoải mái khi mang thuốc.

Các hiện tượng ê buốt răng và kích thích nướu có thể xảy ra trong một số trường hợp.

Tẩy trắng răng dạng này có thể cho kết quả tương đối tốt đối với các nhiễm màu nhẹ- trung bình.

Các nhiễm màu nặng hơn cần đến khám và tư vấn tại phòng Nha để có được phương pháp tẩy trắng răng phù hợp và hiệu quả hơn.

D. Hệ thống tẩy trắng tại nhà với thuốc tẩy trắng răng và khay tẩy trắng răng thiết kế riêng cho từng cá nhân:

Đầu tiên bạn sẽ được lấy dấu và dấu gửi vào labo làm khay tẩy trắng răng cá nhân riêng cho mỗi người dựa trên dấu đã lấy. Khay tẩy trắng răng được thiết kế riêng cho từng cá nhân luôn tạo sự dễ chịu và thoải mái tối đa khi mang khay.

Thuốc tẩy trắng răng là peroxide với nhiều nồng độ khác nhau.

Tẩy trắng răng với khay mang tại nhà:

Bạn mang khay trên răng mỗi ngày 2-4 giờ hoặc mang suốt đêm trong khoảng 4 tuần hoặc hơn tùy trường hợp.

Quy trình tẩy trắng răng với khay tại phòng Nha được thực hiện gần giống như tẩy trắng răng tại chỗ: một loại chất bảo vệ được đặt trên nướu, sau đó đặt khay có thuốc vào miệng và có thể kết hợp chiếu các loại đèn tẩy trắng răng (Halogen, Plasma, Laser-LED, Laser).

Phương pháp này cho kết quả rất tốt đối với các răng nhiễm màu vàng , nâu nhẹ và trung bình khi mang khay tại nhà trong 2-8 tuần.

Màu răng sẽ ổn định từ 2 tuần sau tẩy trắng và duy trì 6-12 tháng hoặc lâu hơn 2-3 năm tùy trường hợp.

Mức độ nhiễm màu lại cũng tùy trường hợp cụ thể.

Tác dụng phụ:

Nhạy cảm răng (ê buốt): thường là thoáng qua trong thời gian mang thuốc và sẽ kết thúc khi ngưng điều trị.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn giảm thời gian mang thuốc khi xuất hiện nhạy cảm và uống hoặc bôi các thuốc chống ê buốt.

Kích thích nướu: Bác sĩ có thể điều chỉnh lại khay cho phù hợp và hướng dẫn cách đặt thuốc đúng vị trí.

Lưu ý:


Kỹ thuật tẩy trắng răng tại chỗ và tại nhà có thể sử dụng riêng biệt hay kết hợp tùy trường hợp theo chỉ định của nha sĩ và điều kiện thời gian, kinh tế, cũng như mong muốn của bệnh nhân.

Các trường hợp nhiễm màu Tetracycline điều trị tương đối khó khăn: răng đáp ứng thuốc tương đối chậm, kết quả có thể bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu kiên trì điều trị dưới sự kiểm soát của Bác sĩ (có thể kết hợp với tẩy trắng tại chỗ nồng độ cao có chiếu đèn) thực hiện mang khay liên tục tại nhà 3-6 tháng có thể cho kết quả tốt.

Khi tẩy trắng răng trong thời gian dài nên có sự kiểm soát của Bác sĩ sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

(Nguồn www.nhakhoa2000.net)

Tẩy trắng răng bị nhiễm màu

1. Nguyên nhân răng bị nhiễm màu :

Sự nhiễm sắc răng từ bên trong trước hoặc sau khi mọc răng: do sự thành lập cấu trúc răng không hoàn chỉnh, bệnh của men, ngà, do 1 số loại thuốc uống đường toàn thân (tetracycline, fluor,...) tác động vào sự hình thành màu răng trong quá trình thành lập răng, hoặc những viêm nhiễm trong tủy răng đi theo hệ thống men ngà làm thay đổi màu răng hiện có, đổi màu răng do tuổi tác, sâu răng, chấn thương răng...

Sự nhiễm sắc răng từ bên ngoài do thực phẩm, nước uống, thuốc lá, mảng bám răng,... Những trường hợp răng nhiễm màu ngoại sinh thường có mức độ đáp ứng điều trị tốt hơn, nhanh hơn nhiễm màu nội sinh. Tẩy trắng răng là một giải pháp tốt và an toàn cho những răng nhiễm màu vừa và nhẹ.

2. Tẩy trắng răng


Sự nhiễm sắc răng từ bên trong do thuốc tetracycline hoặc từ bên ngoài do thực phẩm, nước uống, thuốc lá làm răng bị sẫm màu gây mất thẩm mỹ.

Tẩy trắng răng là loại hình điều trị nhằm mục đích cải thiện màu răng bằng các loại hóa chất làm trắng răng, có thể kết hợp thêm với các nguồn năng lượng bổ sung giúp hoạt hóa thuốc (đèn HALOGEN, PLASMA, LASER/LED).

Cùng với tốc độ phát triển của xã hội, nhu cầu làm đẹp của con người cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Ngày càng có nhiều người, nữ giới và cả nam giới, ở nhiều lứa tuổi, quan tâm, chăm chút và mong muốn cải thiện hình thức bên ngoài của bản thân nhằm phục vụ cho giao tiếp xã hội, trong đó một nụ cười đẹp là một trong những thành phần quan trọng không thể không kể đến. Một hàm răng trắng sáng luôn là điểm nổi bật khi đánh giá một nụ cười.

Do vậy nhu cầu làm trắng răng hiện nay là một mong muốn chính đáng của con người trong xã hội hiện đại.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng hàm răng giả

Hàm giả mới luôn cần một thời gian thích nghi : bệnh nhân phải tập làm quen với vị trí các răng và nướu mới, khi mới mang hàm sẽ có cảm giác hơi vướng, nói ngọng, tăng tiết nước bọt,...Sau vài giờ bệnh nhân sẽ từ từ nói chuyện bình thường, sau vài ngày hoặc vài tuần ăn uống sẽ quen dần, nên bắt đầu với các loại thức ăn mềm, nếu khi ăn nhai có cộm nên đến Nha sĩ để chỉnh cộm.

Hàm giả sẽ tồn tại rất lâu nếu được bảo quản tốt, hàm giả bị rớt, va chạm mạnh có thể bị biến dạng. Hàm giả tháo lắp cần được tháo ra và chải rửa sạch sẽ mỗi ngày với kem đánh răng hoặc dung dịch chải rửa chuyên dùng. Không nên dùng các loại dung dịch rửa, kem đánh răng có chất mài mòn, bàn chải cứng,...

Khi không mang hàm nên ngâm hàm trong nước thường hoặc các dung dịch ngâm hàm sát khuẩn, không nên sát khuẩn bằng cách ngâm hàm trong nước quá nóng sẽ làm biến dạng hàm.

Hàm giả nên được tháo ra ban đêm để cho các mô nướu thư giãn không bị đè ép, tạo điềi kiện tốt cho hệ thống tự chải rứa của lưỡi và nước bọt.

Ngay cả khi mang hàm giả, xương hàm vẫn sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian, do đó sau một thời gian mang hàm có thể sẽ lỏng và cần đệm hàm. Do vậy, bạn nên đến Nha sĩ định kỳ để kiểm tra các răng nướu thật, kiểm tra hàm giả và sửa chửa nếu cần.

Tai biến mọc răng khôn

Tác giả: ThS. Đặng Thị Thu Hồng

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng bắt đầu mọc lên trong độ tuổi từ 18 đến 25. Do mọc sau cùng nên răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, thường bị thiếu chỗ làm răng mọc lệch lạc không đúng vị trí, răng bị kẹt không thể mọc lên hoàn toàn hoặc ngầm trong xương hàm.
CÁC TAI BIẾN DO MỌC RĂNG KHÔN

Nếu răng khôn không thể mọc ngay ngắn, đúng vị trí, răng có thể đưa đến một số các tai biến như:
  1. Răng ngầm hay răng lệch có thể làm cho răng cối lớn thứ hai ở ngay phía trước nó bị sâu (do nhồi nhét thức ăn ở kẻ giữa hai răng này) hay bị tiêu chân răng.
  2. Bệnh nha chu có thể phát triển ở răng khôn làm cho mô nâng đỡ răng ( nướu và xương ổ răng) bị tổn thương.
  3. Viêm quanh thân răng. Đây là tai biến thường gặp nhất ở những răng khôn mọc kẹt, bị nướu che phủ 1 phần thân răng. Khi bị viêm, nướu chung quanh thân răng sưng đỏ, vùng má dưới cũng sưng phồng lên, bệnh nhân cảm thấy đau nhiều, nhai khó, nuốt khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi.
    Hình 1:
    Viêm quanh thân răng
    ở một răng bị kẹt
    Hình 2:
    Phim tia X của một răng
    khôn mọc kẹt
    Hình 3:
    Túi mủ được hình thành
    ở má dưới
  4. Răng khôn mọc ngầm có thể đưa đến sự hình thành và phát triển nang thân răng ngầm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nang sẽ phát triển ngày càng lớn và phá hủy xương ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bệnh cũng ít khi xảy ra.
    Hình 4: Nang thân răng
  5. Ngoài ra, theo một số tác giả, răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch có thể đẩy các răng khác ra phía trước, làm cho các răng này bị xô lệch và mọc chen chúc nhau.
ĐIỀU TRỊ

Việc điều trị các tai biến do răng khôn được thực hiện theo nhiều cách:
  • Chỉ sử dụng kháng sinh
  • Cắt lợi trùm để giúp răng mọc lên dễ dàng.
  • Nhổ răng
Sau khi khám lâm sàng và nghiên cứu phim X-Quang; Bác sĩ sẽ cân nhắc và chọn lựa phương pháp điều trị tùy theo: vị trí mọc răng ( răng mọc ngay ngắn hay lệch lạc), răng có đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc, tuổi của bệnh nhân và sự phát triển của bệnh.

KẾT LUẬN.

Một răng khôn mọc lên hoàn chỉnh và đúng vị trí sẽ giúp cho việc ăn nhai tốt hơn, xương phát triển cũng tốt hơn. Trong một số trường hợp, răng khôn được dùng để cấy chuyển vào vị trí của một chiếc răng cối lớn khác đã mất.

Tuy nhiên, nếu không giữ răng lại được ( do răng không đủ chỗ mọc, lệch lạc) thì việc nhổ bỏ nên được thực hiện sớm vì mức độ khó khăn của phẫu thuật cũng như các biến chứng sau phẫu thuật sẽ càng ít nếu tuổi của bệnh nhân càng trẻ./

Những phiền toái từ việc mọc răng khôn

Khi những chiếc răng đầu tiên mọc cũng là lúc trẻ em phải chịu đựng những biểu hiện như sốt, biếng ăn. Đến tuổi thay răng sữa sang răng vĩnh viễn, trẻ em cũng phải trải qua những khó chịu lúc nhổ răng. Và khi những chiếc “răng khôn” xuất hiện chúng vẫn tiếp tục gây ra những khó chịu, đặc biệt là răng khôn hàm dưới. Vậy vì sao răng khôn hàm dưới lại gây ra những phiền toái này và có cách nào để thích nghi dễ dàng hơn với chúng?

Bạn gặp rắc rối nào khi mọc răng khôn hàm dưới?

Các mầm răng khôn xuất hiện lúc khoảng 5 tuổi. Lớp men răng được tạo thành bắt đầu từ lúc 8 tuổi cho đến 12 - 16 tuổi. Những răng này còn được gọi là răng hàm thứ 3 vì chúng xuất hiện sau răng hàm thứ 2 vào khoảng năm 12 tuổi, bắt đầu mọc nhú lên lúc 16 tuổi, tiếp tục mọc cho đến khi 21 tuổi. Một chiếc răng khôn có hình dạng cuối cùng, có rễ hẳn hoi ít nhất là khi đã đến tuổi 25. Nếu không nó sẽ tiếp tục mọc cho đến khi nào có thể đạt đến hình dạng cuối cùng.

Trong 80 - 90% các trường hợp, những răng khôn hàm dưới chính là nguồn gốc nảy sinh ra những khó chịu khi mọc. Hàm răng trên có hình chữ nhật và hàm răng dưới hình chữ L nằm ngang. Phần nằm ngang của chữ L gọi là nhành ngang và phần thẳng đứng gọi là nhành dọc. Tất cả những vấn đề khi mọc răng khôn là do thiếu chỗ ở hàm trên hay hàm dưới. Sự tiến hóa của loài người qua thời gian đã làm cho hàm răng nhỏ bớt đi. Các khó chịu thường gặp ở răng khôn hàm dưới do thiếu chỗ, chúng sẽ mọc xiên lệch, thậm chí mọc ngang và đâm cả vào răng hàm thứ 2. Còn răng khôn hàm trên thì không mắc phải hoàn cảnh như vậy, tuy nhiên cũng có những biến chứng xảy ra như nhiễm khuẩn nếu chúng mọc xiên lệch.

Hình 1: Răng khôn hàm dưới mọc lệch

Các vấn đề nảy sinh khi mọc răng khôn hàm dưới thường là:

Viêm túi vành bao quanh răng làm người bệnh cảm thấy đau đớn, khó mở miệng, khó nói, lợi sưng lên và khi hai hàm răng chạm vào nhau sẽ làm cho đau dữ dội. Người bệnh cũng có thể bị sốt. Nếu sốt cao và đau nhiều, bệnh nhân phải đi khám tại các phòng khám nha khoa.

Viêm lợi, biểu hiện là lợi rất đỏ, nhất là vị trí răng mọc lên, người bệnh rất đau khi đánh răng.

Viêm họng cũng thường xảy ra khi răng khôn mọc.

Viêm tấy và có áp xe: Những trường hợp răng khôn hàm dưới mọc xiên lệch đâm vào răng bên cạnh, đâm vào má và sưng tấy nhiều vùng lợi nơi mọc lên rất có thể sẽ làm sưng tấy các vị trí trong miệng quanh răng khôn và có thể hình thành áp xe nếu không có các biện pháp xử trí.

Cũng rất may là phần lớn các răng khôn hàm dưới có xảy ra những đau đớn khó chịu nhưng không phải quá mức chịu đựng nên sau một thời gian, mỗi người đều thích nghi với những chiếc răng mới và thực sự có một hàm răng hoàn chỉnh, kể cả khi chúng ta đã 30 tuổi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp do răng khôn gây ra quá nhiều đau đớn thì cần phải đến bác sĩ nha khoa xem có nên nhổ đi hay không. Đi kèm với việc nhổ răng khôn này là những di chứng có thể xảy ra, người bệnh cần biết để phòng ngừa và cần được bác sĩ giúp đỡ.

Những di chứng sau khi nhổ răng khôn

Xuất huyết: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xuất huyết sau nhổ răng khôn là người bệnh súc miệng quá sớm sau khi nhổ răng. Vì thế sau khi nhổ răng khôn không nên súc miệng ngay tức thì mà phải chờ ít nhất là 1 giờ sau mới súc miệng vì đây là thời gian cho tiểu cầu tập trung thành những cục máu đông, bịt kín lại vết thương tại các mạch máu. Độ sâu của vết nhổ răng khôn chừng 1 - 2cm, một răng hàm trên có 3 rễ bám vào hàm, răng hàm dưới là 2 rễ, vì thế 2 hay 3 vết thương sâu 1cm là một vết thương lớn trong vòm miệng.

Đau đớn: Trong mọi lần sau nhổ răng đều làm người bệnh cảm thấy đau nhưng sau nhổ răng khôn thì đau hơn gấp bội. Vùng hàm mặt tập trung rất nhiều dây thần kinh nên đau là phản ứng bình thường của cơ thể, tình trạng đau sẽ giảm dần khi vết thương dần lành lặn.

Viêm ổ răng: Đây là biến chứng rất dễ xảy ra sau khi nhổ răng và hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nếu tình trạng viêm xảy ra nên đi khám và được chỉ định dùng kháng sinh đến khi khỏi hẳn, thông thường bệnh chỉ kéo dài 1 tuần.

Khó mở miệng: Sau khi nhổ răng khôn người bệnh cảm thấy khó mở miệng. Đó là phản xạ bảo vệ vết thương và không đáng lo ngại, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ hết.

Tóm lại: Những rắc rối sau khi mọc răng răng khôn hàm dưới là điều mà mọi người hầu như ai cũng phải trải qua, tuy nhiên nếu xuất hiện những đau đớn quá nhiều thì cần phải nhổ để tránh những tai biến, sau nhổ răng cũng có những di chứng cần phải chú ý.

Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

Xử trí vỡ múi Răng cối nhỏ - R5

Tóm tắt bệnh án :

Bệnh nhân cắn phải một hạt sạn, làm vỡ múi trong R25, vát xuống dưới nướu khoảng 3 mm. Mô răng còn lại cứng chắc, khớp cắn tốt. Bệnh nhân tha thiết muốn giữ lại. Chụp phim thấy chân răng còn tốt.

Xử trí :

Trước hết ,nếu bạn đã lấy miếng răng vỡ thì nên Endo và trám lại ( trám vát tạo hình như răng 3 ,chưa nên tái tạo múi trong vội),chỗ gãy dưới nướu sau khi lành thương có thể có tái bám dính (theo dõi sau 3 tháng ).

Trám kết thúc bằng composite để tránh trường hợp răng bị nhiểm đen ra mặt ngoài nếu sử dụng amalgam ,sau đó mài chỉnh lại rồi chờ lành thương xong sẽ tính tiếp.

Case lành thương sau 3 tháng.

Nếu gãy quá sâu ,hoặc sau 3 tháng vẫn còn có túi sâu nên phẫu thuật cắt nướu .Khi đã lành thương có thể để nguyên hoặc tái tạo cùi theo phương pháp sau ( hoặc có thể đúc cùi giả theo hình dạng tương tự.



Đây là một trong những cách tái tạo răng cối nhỏ đã endo vỡ múi trong bằng amlgam theo đề nghị của các tác giả Rivera & Walton , khi răng bị vỡ , đặt khuôn trám hoặc band , trám lại bằng amlgam rồi mài cùi ( chỉ áp dụng khi định bọc sứ ví dụ như ở răng cối nhỏ hàm dưới ) còn ở răng cối nhỏ hàm trên chỉ cần trám mặt trong bằng composite là đủ ,chổ có dấu hỏi ở hình sau cùng là tái bám dính có thể có hoặc không .

Nếu định làm cùi giả cũng thực hiện cùi theo hình dạng tương tự nhưng nên khoan sâu hơn ...dĩ nhiên đây chỉ là một gợi ý và cũng còn nhiều cách tái tạo khác ví dụ như đặt chốt sợi rồi trám composite ...

Kinh nghiệm điều trị nội nha răng cối có ống tuỷ hình chữ C

Tóm tắt :


C-shaped root canal system
thường thấy ở răng hàm dưới thứ hai ( mandibular second molar). Ống tủy có thể chia nhánh cũng như có những nối lại với nhau ở bất cứ vị trí nào. Người ta chia làm 3 loại C shaped canals:

1- True C shape

2- semicolon-shap canal

3- 2 or more separate canals


1- Đây là kiểu phân loại dựa trên hình thể học nên thấy sao diển tả như vậy. Còn có thêm một vài cách phân loại khác nữa để bổ túc cho kiểu phân loại này.2-Theo Cooke & Cox ( 1979) dân da trắng (Caucasian) từ 2,7% đến 8% là second mandibular molar có thể có C shaped canal. Dân Á Châu thì tỷ lệ này nhiều hơn từ 10 đến 32% (theo Young et al 1988).

3- Theo tường trình của Lisa Ho Ming Cheung ( University of Hong KOng) thì loại I có nhiều nhất.

4- Theo kinh nghiệm rất hạn hẹp của tôi, thì loại ba tương đối dễ làm điều trị hơn với điều kiện bên dưới đừng có ống tủy phụ hay những ống tủy ngang.

5- Vì có nhiều ống tủy phụ ( lateral canals) cũng những ống tủy ngang nối các ống tủy chính lại với nhau, do đó việc điều trị trở thành khó khăn vì mình không thể nào dùng file cho vào các ống tủy này để làm sạch ống tủy.

Sự thành công trong việc điều trị rất thấp do cấu trúc của ống tủy làm cho việc làm sạch ống tủy rất khó.( Tôi không thấy có báo cáo nào cho biết là tỷ lệ thành công như thế nào). Hơn nữa phần lỏm vào của ống tủy (concave) thường dể bị rách nên phải rất cẫn thận khi dùng dụng cụ để làm sạch ống tủy. Theo các tài liệu thì việc điều trị C-shaped canal ngay cả đối với những người chuyên làm về nội nha cũng là những trường hợp rất khó.

Nguyên tắc điều trị:

- làm sạch những ống tủy chính bằng files

Thường nên dùng K files. Jerome khuyên là không nên dùng K file lớn hơn #25 ở nơi bị eo lại ( ithmus). Phải dùng dung dịch sodium hypochloride 5.25 % để rửa ống tủy thiệt kỹ lưỡng .

Gần đây, Gutman và Fan đề nghị dùng Ni-Ti file ( ProTaper) 0,04 ở ống tủy chính và dùng K file ở chỗ hẹp .

- Sodium hypochloride với khả năng làm tan những chất hữu cơ ( organic material) là dung dịch được chọn lựa.( solution of choice). Dụng cụ siêu âm đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch ống tủy. ( ultrasonic with irrigant)

-Để bít các ống tủy nên dùng thermoplastized gutta percha

Nên nhớ rằng tỷ lệ thành công rất thấp, do đó phải cho bệnh nhân biết trước điều này hầu tránh phiền toái về sau. Tốt nhất là gửi bệnh nhân đến những người có nhiều kinh nghiệm về nội nha.

www.nhasisaigon.com

Nguyên tắc dính trong Phục Hình Toàn Hàm

Về phục hình toàn hàm, hai nguyên tắc rất quan trọng là dính và vững ổn. Nói đến dính tức nói đến khả năng hít vào sống hàm của nền hàm, và đấy là ở trạng thái tĩnh: dùng tay kéo hàm ra, nếu thấy khó, thì đánh giá là dính tốt. Tính dính do 2 yếu tố: lực căng mặt ngoài và val áp lực âm sinh học (tạo ra nhờ làm vành khít).

1. Lực căng mặt ngoài:

hình thành khi giữa 2 mặt cứng có một lớp chất lỏng. Lực này tỉ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, độ nhớt của lớp chất lỏng và tỉ lệ nghịch với bề dày lớp chất lỏng. Thí nghiệm sau minh họa cho lực căng mặt ngoài : trên một khung chữ nhật ABCD, trong đó có một cạnh thanh di động (giả sử là cạnh AB). Trên khung trải một lớp chất lỏng (dính vào 4 thành của khung ABCD). Khi di động mở rộng thanh AB, người ta thấy xuất hiện một lực chống lại sự di chuyển này, tức chống lại lực mở rộng chu vi hình chữ nhật, và lực này được đặt tên là lực căng mặt ngoài. Quay lại phục hình toàn hàm, giả sử chúng ta cắt từng lớp ngang qua nền hàm và sống hàm (gọi là vi phân), chúng ta sẽ thấy giống hệt thí nghiệm nêu trên. Một hình ảnh khác dễ hiểu hơn của lực căng mặt ngoài là khi để hai tấm kính với một ít giữa ở giữa, hai tấm kính này sẽ dính nhau rất chặt. Lực căng mặt ngoài rất quan trọng trong phục hình toàn hàm. Và ở hàm trên sẽ lớn hơn nhiều so với ở hàm dưới (vì diện tích lớn hơn nhiều mà). Do vậy, trên lâm sàng nhiều lúc không cân làm vành khít mà vẫn dính rất tốt. Chỉ lực căng mặt ngoài thôi đã đủ giữ dính hàm trong nhiều trường hợp. Lực căng mặt ngoài này là trời cho đấy các bạn ạ, khi làm toàn hàm nếu sống hàm tốt, nước bọt tốt là mình được biếu không một cái toàn hàm mà không cần suy nghĩ về vấn đề dính của làm giả.

2. Val áp lực âm sinh học:

Tôi thích sử dụng từ này vì nó nói rõ bản chất của vấn đề hơn là nói vành khít. Trước hết để hình dung tại sao val áp lực âm giúp giữ dính 2 vật thể vào nhau, chúng ta hãy quay về một định luật cơ bản trong vật lý: định luật Boi-Mariot, Gay Luxac nói về trạng thái khí của một hệ kín: trong một hệ kín, PV/T = Const, trong đó: P là áp suất, V là thể tích và T là nhiệt độ (độ K), còn Const là một hằng số. Nếu nhiệt độ không đổi thì PV = Const.

Nếu trong hệ kín, khi thể tích tăng, thì áp suất phải giảm mới cân bằng được: xét 2 trạng thái: P1V1 = V2P2.

Nếu V2 tăng, thì P2 sẽ giảm, khi P2 càng giảm lực chống tăng V2 sẽ càng lớn.

Chúng ta lấy một ví dụ cho dễ hiểu: cục hít tường bằng cao su, giữa cục hít và tường là khoảng không, khi kéo cục hít sẽ thấy rất khó do áp lực âm tạo ra do tăng thể tích khoảng không có khuynh hướng chống lại sự tăng thể tích, tức chống lại lực kéo. Một ví dụ khác là trường hợp giác hút (thường thấy bên vệ đường đấy): người ta hơ nóng một lọ thủy tinh rồi ụp lên người (lưng, tay, ngực) Khi nhiệt độ trong lọ giảm xuống sẽ dẫn đến giảm áp suất bên trong lọ, tại nên lực hút vào da. Qua 2 ví dụ trên, ta thấy rằng để tạo được sự thay đổi thề tích cần phải có một đặc điểm: tối thiểu có một diện đàn hồi (cao su trong VD 1, và da trong VD 2). Lực thay đổi tác động lên diện đàn hồi sẽ làm tăng thể tích, từ đó xuất hiện áp suất âm có tác dụng giữ dính. Quay lại phục hình toàn hàm: để áp dụng được định luật này, cần 2 tiêu chuẩn: kín và diện đàn hồi. Như vậy, nền hàm là diện cứng thì diện đàn hồi phải nằm phía sống hàm. cụ thể sẽ là niêm mạc di động, chứ niêm mạc dính (tức nướu dính khi còn răng) sẽ không tạo được diện đàn hồi. Toàn bộ bờ hàm bắt buộc phải nằm ở niêm mạc đàn hồi thì mới có thể tạo được val áp lực âm, và lực này tạo ra bời hoạt động ăn nhai, một hoạt động sinh học nên gọi là val áp lực âm sinh học. Áp dụng vào thực tế, khi làm khay cá nhân cần phải kéo môi má, vận động lưỡi sao cho không cản trở khay, nhằm xác định vị trí bờ khay là phía niêm mạc dính, tuy nhiên khi dùng hợp chất nhiệt dẻo làm bờ hàm (làm vành khít) thì phải đảm bảo là nằm ở niêm mạc di động. Thế nằm ở niêm mạc di động bao nhiều là vừa thì cần lưu ý không cản trở bởi các thắng (môi, má, lưỡi) và hoạt động của cơ là được (cơ mút bám vào xương ổ răng các răng cối: 6,7,8).

Phân biệt tính dính của val áp lực âm sinh và lực căng mặt ngoài

Khi thử khay hay nền hàm, nếu thổi khô nền hàm (hoặc khay), lau khô niêm mạc miệng. Đặt nền hàm (khay) vào, nếu dính tốt thì đó là lực dính do val áp lực âm sinh học. Còn khi có một lớp chất lỏng thì là lực căng mặt ngoài. Tình trạng dính của nền hàm là sự cộng hưởng, phối hợp của 2 yếu tố trên: một yếu tố trời cho và một yếu tố do mình tạo nên, gọi là "thiên nhân hợp nhất" đấy các bạn ạ.

Như vậy, khả năng dính của nền hàm do 2 yếu tố quyết định: lực căng mặt ngoài và val áp lực âm sinh học.

Tầm quan trọng của vành khít:

Trên thực tế, người ta rất ít làm vành khít, kể cả ở Mỹ cũng vậy. Nhiều trường hợp ACE không làm vành khít mà thấy vẫn dính tốt thì nghĩ rằng: ồ, vành khít là cái vớ vẩn, mà sao trong trường bắt học kỹ, quan trọng hóa nó quá vậy?Xin thưa, cái hàm nó dính được là do lực căng mặt ngoài đấy, nhưng đó là cái trời cho. Thử gặp một cái hàm khó xem sao: sống hàm tiêu nhiều, nước bọt loãng. Lúc này trời hổng cho nữa, mới thực sự chứng tỏ tài nghệ của một nha sĩ đấy. Nếu không làm vành khít tốt, chắc là sẽ gặp rắc rối dài dài với bệnh nhân. Như vậy, chuyện nhấn mạnh việc làm vành khít trong trường là hoàn toàn đúng, không có gì đáng ngạc nhiên cả. Cần phải dựa vào sức mình (làm vành khít) chứ chỉ dựa vào cái trời cho (lực căng mặt ngoài) không thì có ngày ôm show. Tuy nhiên, để cải thiện tính dính của hàm người ta vẫn tác động vào cái trời cho ấy được: keo dán hàm. Keo dán hàm giúp tạo ra "một lớp nước bọt keo quánh" để gia tăng lực căng mặt ngoài giúp giữ hàm dính. Cái này mặc dù là nhân tạo, nhưng cũng không phải sức mình. Ở Mỹ, người ta lạm dụng keo này lắm, nếu ACE nào có nhiều bệnh nhân Việt kiều sẽ thấy rất rõ: bệnh nhân nào cũng dùng keo dán hàm. Tìm hiểu kỹ, thì ra bên ấy nha sĩ hầu như rất ít làm vánh khít :qua phỏng vấn bệnh nhân và cả nha sĩ bên đó. Bệnh nhân thì nói rằng bên này làm kỹ quá, bên đó không làm như thế. Còn nha sĩ thì bảo làm vành khít nó không có "production", nghĩa là mất thời gian nhiều nhưng không đẻ ra tiền, cứ keo dán hàm là xong tất tần tật. Mà bệnh nhân nào cũng xài keo dán hàm nên thấy cũng là chuyện bình thường. Cho nên cũng không trách một số nha sĩ mình không thèm làm vành khít.

Vấn đề vững ổn của hàm phục hình là chuyện dài nhiều tập. Một hàm dính là chưa đủ, mà nó còn phải vững ổn nữa. Vững ổn nghĩa là thực hiện những hoạt chức năng tốt mà không bị rớt (ăn nhai, nuốt nói, và nhiều hoạt động chức năng khác).Vấn đề vững ổn phụ thuộc hai yếu tố: cơ và khớp cắn.Yếu tố cơ xét theo bình diện ngang là khoảng trung hòa, còn theo chiều dọc là kích thước dọc.

BS Quảng Phi - Viện RHM

Sự kiểm sát trong thiết kế hàm khung

Bác sĩ Việt Minh Chánh

Đen đường viền nướu

Có 4 nhóm nguyên nhân:

· Vỡ sứ trên đường hòan tất của phục hình sứ kim lọai

· Mô răng đổi màu - có hoặc không kết hợp với tụt nướu

· Cement: cement bị hòa tan, resin cement ngấm nước bọt (kết hợp với hở đường hòan tất)

· Kim lọai có thành phần Copper (Cu) cao

· Nướu nhiễm sắc

Lung tung luận:

Vỡ sứ trên finish line, những nguyên nhân:

Lực xóăn sinh ra từ lực nhai (răng thiệt còn vỡ huống chi là răng giả), nguy cơ rất cao nếu phục hình trên răng có hiện diện mất chất vùng cổ hoặc xoang V cũ (trong trường hợp này tránh đặt finish line tại vùng chịu lực xoắn tức là có thể đặt trên vùng mất chất – để đảm bảo thẫm mỹ nên chỉ định all ceramic hoặc ceramic shoulder; cũng có thể đặt sâu xuống quá vùng mất chất- lưu ý khỏang sinh học)

Cement bị hòa tan (thực chất là gãy vỡ) làm finish line ở trong tình trạng unsupport, khi không được nâng đở, kim lọai bị run khi truyền lực và sứ bị vỡ. Ngòai ra cement hòa tan còn gây ra leakage, leakage gây viêm, viêm gây tụt nướu, tụt nướu làm lộ đường hòan tất đã vỡ sứ, hiện tượng đen đường viền nướu xãy ra nhanh.

Sử dụng vật liệu không phù hợp hay nói một cách khác là sử dụng kim lọai có hệ số dãn nở nhiệt (coefficient of expansion) không cùng range với sứ. vỡ sứ trong trường hợp này không chỉ ở đường hòan tất, mà có thể xãy ra bất cứ vị trí nào, có thể nhận biết dễ dàng khi thấy sứ vỡ lộ kim lọai hòan tòan do bong lớp opaque. Khi codfficient of expansion giữa kim lọai và sứ không cùng range thì giao diện giữa kim loại và opaque bị tách ra trong quá trình nướng các layer tiếp theo. Tôi gặp không ít trường hợp này, trường hợp gần đây nhất cách đây 2 tuần, chỉ sau 2 ngày gắn tạm sứ đã vỡ (gắn tạm đôi khi cứu mình những pha trông thấy).

Insert của scaler là “sát thủ mang gương mặt trẻ thơ”, coi chừng sau khi cạo vôi phải đền cái mão sứ. Nên chỉnh Power thấp nhất để giảm độ rung tối đa hoặc thay thế bằng dụng cụ cầm tay.

Tip 1:

Đôi khi trong những trường hợp không thể kiểm sóat sự vỡ sứ ở finish line, nên dùng kim lọai quý thành phần Au cao. Dưới đây xin giới thiệu những kim lọai quý tin cậy và đang có ở thị trường Việt Nam:

IPS d.SIGN 98

IPS d.SIGN 96

IPS d.SIGN 91

Các kim loại này do Ivoclar Vivadent là một trong những nhà sản xuất sứ danh tiếng nên không phải lo chuyện không có sứ tương thích độ dãn nở nhiệt.

Lưu ý

- Khi dùng các kim lọai quý cùi răng phải được mài nhiều hơn vì sườn phải làm dày để đủ độ cứng. Có thể tham khảo về độ Vickers hardness:

VeraBond V – của Aalbadent- kim lọai thừơng: 380

IPS d.SIGN 98– của degussa- kim lọai quý: 220

- Không dùng các kim lọai quý có thành phần Copper (Cu) cao như: NPG + 2 (78.70% Cu), NPG (80.70% Cu) của Aalbadent…

- Thành phần Cu cao, khi sứ ở finish line vỡ hoặc cement bị hòa tan (leakage), Cu biến thành CuO, nướu lúc này không chỉ có màu đen mà đôi khi còn có màu xanh rất lãng mạn.

- Thành phần Cu càng cao thì alloy càng có màu đẹp (màu vàng ánh kim rất long lanh) làm base lý tưởng cho sứ, nhưng đàng sau sự hào nhóang luôn là cạm bẩy…


Mô răng đổi màu:

Mô răng đổi màu thường gặp ở các răng chết tủy, răng nội nha lâu ngày, hầu như trên tất cả các răng mang phục hình kết hợp post & core.

Ở mô răng đổi màu ít nếu nướu không tụt thì không thấy đen viền nướu, còn nướu tụt thì màu đen vẫn thấy. Còn răng đổi màu nhiều thì ngay cả khi nướu không tụt cũng thấy viền đen mờ.

Khi mô răng đổi màu, để không thấy viền đen ta phải kiểm sóat 2 việc:

- Không để mô răng lộ ra: đường hòan tất dưới nướu.

- Không để tụt nướu.

Lung tung luận về tụt nướu

Xin không bàn đến các bênh lý nha chu (vì không biết gì), chỉ xin bàn những vấn đề liên quan đến phục hình, tụt nướu có thể từ những nguyên nhân sau:

- Vi phạm khỏang sinh học, Bs Nam có guideline về vấn đề này rất hay

- Răng tạm có đường hòan tất quá dư (dài hơn chiều cao nướu rời, khi gắn răng tạm, nướu rời bị ép tối đa, lâu ngày tổn thương không hồi phục)

- Cement gắn tạm chui vào rãnh nướu mà không được lấy sạch.

- Trong thành phần kim loại có Beryllium (Be), Be có đặt tính làm cho kim lọai chảy lỏng tốt hơn, khi đó vật đúc đạt được độ tinh xảo, chi tiết nhờ vậy tăng tính chính xác. Nhưng Be là chất phóng xạ, nên khích thích mô rất dữ, nhiều kỹ thuật viên Lab đã bị nổi mẫn ngứa kép dài do Be. Nướu có thể bị viêm khi tiếp xúc với Be kéo dài (nếu cơ địa nhạy cảm). Hiện nay, tại Việt Nam rất nhiều lab sử dụng VeraBond V là một ceramic metal của hảng Aalbadent có chứa 1.95% Be. Các bạn có thể tin rằng hầu hết phục hình sứ kim lọai thường mà bạn gắn cho bệnh nhân có sự hiện diện của Be. Liệu triệu chứng e buốt trong nhiều tuần đầu sau khi gắn vĩnh viễn có phải do Be không?

- Nướu không hồi phục hoặc hồi phục không hòan tòan sau khi nhét chỉ co nướu (có thể do cơ địa, nhưng đa số là do kỹ thuật nhét chỉ).

Cement bị hòa tan đã trình bày ở trên.

Các cement vô cơ (Zinc Phosphate, PolyCarboxylate, Silicate cement) hầu như đều bị nứt gãy và gây leakage

Các resin cement rất nhạy với dịch miệng và nhanh chóng đổi màu đen. Nếu đường hòan tất hở, resin cement lộ ra tiếp xúc với dịch miệng và đổi màu, nướu sẽ đen.

Kim lọai có Copper cũng đã trình bày

Phần nướu nhiễm sắc thì thái sơn, bắc đẩu đứng chình ình trước mặt làm sao dám múa.

Sau khi xem xét các vấn đề trên có thể nhận định: nếu một ai đó nói rằng có thể làm răng sứ không đen viền nướu thì người đó quả là một anh hùng….(sắp mạc vận..).

Dùng trong tay có sẳn all ceramic, precious metal (noble metal)….thì các nhà lâm sàng cũng không làm gì được nếu mô răng nhiễm màu và nướu bị tụt…

Đen đường viền nướu

Đường viền nướu bị "đen", "sậm màu" hay nói cách khác là có sự khác biệt về màu sắc nướu xung quanh đường viền phục hình dưới nướu so với nướu ở răng lành mạnh dẫn đến sự mất tự nhiên của phục hình sau điều trị 1 thời gian.

Hai bệnh nhân của BS Tịnh cũng là đại diện cho 2 loại vấn đề thường gặp: tụt nướu bộc lộ đường hoàn tất của phục hình và đường viền nướu sậm màu mặc dù đường hoàn tất của phục hình vẫn nằm đúng vị trí dưới nướu.

I.Tụt nướu:

1. Bệnh căn: có 4 nhóm

1.1.Hình thái: dạng sinh học của mô nha chu (rất mỏng, mỏng ?), hướng,vị trí của răng phục hình (lệch?), thắng bất thường (?).

1.2. Chấn thương:

1.2.1: Do bệnh nhân: chải răng, sử dụng chỉ nha khoa sai, thói quen xỉa tăm hay các đồ vật khác?, hoặc tai nạn.

1.2.2: Do nha sĩ: mài răng, đặt đê, đặt chỉ co nướu không đúng làm tổn thương nướu, đường hoàn tất xâm phạm khoảng sinh học, thời gian lành thương sau điều trị nha chu không đủ và có can thiệp cạo vôi, nạo túi sau khi hoàn tất phục hình?
1.3: Bệnh nha chu: thường liên quan với sự tích lũy mảng bám: bệnh nha chu chưa được loại bỏ trước khi lấy dấu, đường hoàn tất không khít sát, không loại bỏ hết cement dư, phục hình không tiếp xúc tốt với các răng kế cận gây nhồi nhét thức ăn ...hoặc bệnh nhân VSRM kém.

1.4: Lực khớp cắn: vấn đề này chưa rõ ràng, khả năng được đưa ra là những lực khớp cắn (bất thường) có tác dụng như lực chình hình làm tiêu lớp xương vỏ mỏng gây tụt nướu.

Như vậy case tụt nướu BS Tịnh đề cập có thể do 1 hoặc là sự phối hợp của nhiều yếu tố nguyên nhân kể trên. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tụt nướu ở những răng có phục hình đường hoàn tất dưới nướu cao hơn nhiều so với răng lành mạnh hoặc răng phục hình có ĐHT trên nướu. Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng, nếu loại bỏ được các nguyên nhân gây tụt nướu trong quá trình điều trị thì đường viền nướu sẽ ổn định, nghĩa là không có tụt nướu?!

2. Phòng ngừa tụt nướu sau phục hình có ĐHT dưới nướu:

Dựa trên những yếu tố bệnh căn đã đề cập, để phòng ngừa hiện tượng tụt nướu chúng ta phải kiểm soát tốt mô cứng (răng) lẫn mô mềm (nướu). Xin bàn chủ yếu về phần kiểm soát mô mềm.Trước hết phải đánh giá và loại bỏ nếu được những yếu tố khách quan: hình thái, khớp cắn, hướng dẫn bệnh nhân VSRM đúng và đủ. Đối với các yếu tố chủ quan (do nha sĩ) có tác giả đưa ra chiến lược kiểm soát mô mềm trong điều trị phục hình như sau:

a.Đạt được sự lành mạnh của mô nha chu trước khi thực hiện lấy dấu sau cùng. Đây là bước quan trọng nhất bao gồm phát hiện và điều trị các vấn đề nha chu.

b.Đảm bảo thời gian lành thương sau điều trị nha chu. (Không phẫu thuật 1-2 tuần, phẫu thuật điều trị nha chu viêm: 6-8 tuần, Phẫu thuật làm dài thân răng: 3-6 tháng)

c.Tôn trọng khoảng sinh học

d.Giảm thiểu tối đa chấn thương mô mềm khi mài ĐHT và co tách nướu

e. Thực hiện phục hình tạm chất lượng

f. Loại bỏ toàn bộ cement dư

3. Khắc phục hậu quả tụt nướu sau phục hình: (đương nhiên là PH phải còn tốt về mặt chức năng)

3.1. Yếu tố thẩm mỹ không quan trọng:

Đánh giá và loại bỏ các yếu tố là nguyên nhân gây tụt nướu. Theo dõi định kỳ

3.2. Yếu tố thẩm mỹ là quan trọng:

Dùng composite che phủ bờ phục hình và phần chân răng bị bộc lộ. Tại hạ có thấy phương pháp này được đưa ra trong cuốn Esthetic Dentistry, tương tự như trám răng tuy phức tạp hơn 1 chút. Tuy nhiên thấy kết quả cũng không khả quan lắm. Dùng các phương pháp phẫu thuật nha chu che phủ chân răng và bờ phục hình? (chưa làm bao giờ và cũng chưa thấy trong y văn luôn). Làm lại phục hình

II. Đường viền nướu "sậm màu" và nướu vẫn che phủ ĐHT:

Có 2 giả thuyết được đặt ra:

1. Nướu mỏng: đường sậm màu là do sự ánh ra của bờ kim loại của phục hình và của phần chân răng (đổi màu sau điều trị nội nha). Hiện tượng này được lý giải là do "umbrella effect", (hiệu ứng quang học khỉ gió gì đó). Như vậy khi muốn đặt ĐHT ở dưới nướu, đặc biệt là loại có bờ kim loại chúng ta phải đánh giá độ mỏng của nướu. Có phương pháp khá đơn giản là dùng matrix band đặt thử vào rãnh nướu xem thử phần kim loại dưới nướu có ánh qua nướu không. Cách khắc phục cho trường hợp này có thể là trám composite như đã đề cập ở phần trước, phẫu thuật ghép và làm lại phục hình mới. Khi tiến hành làm lại phục hình phải đánh giá có hay không sự ánh màu của chân răng ra ngoài nướu hay không, nếu có, tẩy trắng phần chân răng này (thấy đề cập ở 1 tài liệu).

2. Nướu nhiễm màu do kim loại của phục hình: vấn đề đã được nhiều nghiên cứu xác nhận. Tùy theo thành phần của hợp kim làm phục hình có mức độ nhiễm màu của nướu khác nhau, kể cả hợp kim vàng. Không biết các loại kim loại quý có gây nhiễm màu nướu và mức độ như thế nào? Trong trường hợp này thì giải pháp khắc phục sẽ là cắt bỏ phần nướu nhiễm màu và làm lại phục hình. Rõ ràng phục hình mới phải không có bờ kim loại (là nguyên nhân làm nướu nhiễm màu), do đó phục hình toàn sứ hoặc phục hình đường hoàn tất sứ sẽ là giải pháp.

Bs Phạm Hoài Nam

Hiệu ứng dù (umbrella effect)

Trong nha khoa, hiệu ứng dù (umbrella effect) (mà BS Nam không chịu giải thích trong phân tích nguyên nhân gây đen đường viền nướu) là một hiện tượng quang học xảy ra khi ánh sáng gián tiếp phản xạ qua mô nướu từ cấu trúc răng hoặc phục hình (mão răng). Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở vùng răng cửa trên và phụ thuộc vào đặc điểm đường cười (smile line). Ở những trường hợp đường cười cao (high smile line) thì không có hiện tượng này xảy ra do ánh sáng sẽ đi xuyên trực tiếp qua nướu răng (hình 1).

Hình 1: ánh sáng trực tiếp đi xuyên qua mô nướu nên không tạo hiệu ứng dù

Trường hợp bình thường, khi môi trên co lúc cười, ánh sáng bị cản bởi môi trên nên không đi trực tiếp qua nướu răng được. Lúc này, ánh sáng khi xuyên qua mô răng hoặc mão răng vùng cổ che phủ bởi nướu sẽ phản xạ trở lại qua nướu răng làm ánh màu của cấu trúc răng (hay mão răng lên mô nướu (hình 2).

Hình 2: Hiệu ứng dù do ánh sáng gián tiếp phản xạ đi qua mô nướu

Do vậy, khi răng chết tủy, mô răng sậm màu, hoặc thuốc gắn mão trong trường hợp mão nhựa, resin hoặc mạo răng có đường hoàn tất kim loại đều gây nên hiệu ứng dù này. (hình 3, hình 4)

Hình 3: Hiệu ứng dù trên mão sứ kim loại, đặc biệt là vùng kẽ răng

Hình 4: Hiệu ứng dù do mão tạm không che được thuốc gắn

Để khắc phục hiệu ứng dù này, cách duy nhất là làm đường hoàn tất sứ (hình 5, hình 6), chứ không nên làm đường hoàn tất kim loại, dù bất kỳ là kim loại gì. Những trường hợp tái tạo cùi giả bằng kim loại cũng dễ gây nên hiệu ứng này, nếu phần kim loại phía mặt ngoài đi sâu phía nướu răng. Một điều cần lưu ý nữa là nướu càng mỏng sẽ làm hiệu ứng này càng rõ nét hơn.

Hình 5: Đường hoàn tất sứ giúp giải quyết vấn đề hiệu ứng dù


Hình 6: Kết quả của phục hình đường hoàn tất sứ

BS Trần Ngọc Quảng Phi

Monday, September 22, 2008

Phương pháp điều trị và phòng tránh hôi miệng

Muốn chữa trị hôi miệng, phải có sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ nhằm loại trừ sự tích tụ của vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết trong miệng.

· Trước hết về phía bệnh nhân cần giữ vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả.

· Điều trị các bệnh lý trong và ngoài miệng gây hôi miệng: viêm nha chu, răng mọc lệch, miếng trám thừa, cầu răng không tốt, bệnh gan, tiểu đường..v.v


Để chữa trị hôi miệng, sau mỗi bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ cần làm 03 việc sau đây:

1. Chải sạch răng với bàn chải, chủ yếu là làm sạch khe nướu.

2. Làm sạch kẽ răng với chỉ nha cho vi khuẩn, thức ăn, tế bào chết tích tụ mà bệnh nhân không thể nào làm sạch được như sâu răng, vôi răng, túi nha chu, răng khôn mọc lệch, miếng trám thừa, cầu mão không tốt… thì bác sĩ có vai trò chữa trị và sửa chữa những bệnh lý và khiếm khuyết này. Nếu bệnh nhân và bác sĩ làm tốt phần việc của mình thì có thể giải quyết được phần lớn các trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

3. Tuy nhiên, có một số trường hợp dù vệ sinh răng miệng rất sạch, và trong miệng cũng không còn một bệnh lý, khiếm khuyết nào gây tích tụ vi khuẩn, thức ăn, tế bào chết nhưng miệng vẫn hôi. Theo nghiên cứu của những năm gần đây, người ta cho rằng lưng lưỡi (phần sau) là nguyên nhân gây ra hôi miệng trong những trường hợp này

Trong trường hợp này bệnh nhân cần phải:

- Cải thiện vệ sinh lưỡi ở phần sau lưng lưỡi

- Phần sau lưng lưỡi là nơi nhạy cảm, khó cho chúng ta làm vệ sinh một cách triệt để. Để tránh phản xạ nôn ọe khi vệ sinh lưỡi, chúng ta cố gắng lè lưỡi ra càng nhiều càng tốt và ngưng thở trong chốc lát khi chải phần sau của lưỡi.
- Sử dụng các loại thuốc súc miệng đặc trị cho hôi miệng
- Không phải thuốc súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn thuốc súc miệng trên trị trường có thành phần cồn, sẽ gây hôi miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề hơn. Thuốc súc miệng có chứa chlorine clioxide ( CIO2) là một phát hiện mới nhất của thế giới chống lại hôi miệng. CIO2 có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và còn có tính diệt khuẩn
- Tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước ( 2 lít mỗi ngày) kiêng cữ rượu, thuốc lá, tránh sự căng thẳng … và sống một cuộc sống vui tươi, thư thái.

Phòng tránh hôi miệng :

- Chải răng đúng cách và đầy đủ sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ

- Chải lưỡi với bàn chải răng mềm hoặc cây cạo lưỡi

- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn và giữ cho hơi thở luôn thơm tho

- Khám răng định kỳ để làm sạch răng và phát hiện những vấn đề răng miệng của bạn như sâu răng và bệnh nha chu để có biện pháp điều trị kịp thời

- Khám và kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể phát hiện một số bệnh lý ở các cơ quan và toàn thân có liên quan đến hôi miệng

- Sử dụng các loại nước súc miệng đặc trị hôi miệng

- Nhai chewingum hoặc ngậm các kẹo giúp thơm miệng

- Nên uống nhiều nước, kiêng rượu, thuốc lá, tránh căng thẳng để hạn chế hôi miệng.

Những con số đáng quan tâm về hôi miệng

- Khoảng 50% người bị hôi miệng với các mức độ hôi khác nhau

- Ở Mỹ mỗi năm tốn khoảng 1 tỉ đô la cho nước súc miệng, kẹo chewing gum để ngừa hôi miệng (tạm thời)

- Hôi miệng không khác nhau giữa nam và nữ, ở tất cả lứa tuổi từ 5 đến 80

- 85% nguyên nhân gây hôi miệng là từ miệng: viêm nướu, nha chu viêm, lưỡi bẩn là những nguyên nhân chính

- 15% nguyên nhân gây hôi miệng là từ ngoài bên miệng: bệnh tai mũi họng, bệnh toàn thân (tiểu đường), các rối loạn về biến dưỡng, hormon, thiểu năng gan, thận, ung thư, khí quản, bệnh lý đường ruột

Làm sao nhận biết mình bị hôi miệng ?

Đây là vấn đề hết sức thiết thực, nhiều người muốn biết mình có hôi miệng không trước khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là các cuộc tiếp xúc quan trọng. Có 3 cách để biết mình có hôi miệng không:

§ Tự phán đoán:

Nhiều người tự đánh giá hơi thở mình bằng cách ngửi hơi thở trong lòng bàn tay. Nhưng cách này không chính xác vì mũi ta đã quen với mùi hôi của mình . Điều này có nghĩa ta không ngửo được mùi hôi thì không chắc là mình không hôi miệng. Tuy nhiên nếu ta ngửi được mùi hôi của hơi thở mình thì có nhiều khả năng mình bị hôi miệng.
- Có tác giả đề nghị ta nói vào lòng bàn tay thay vì thở , như thế sẽ chính xác hơn.
- Ở phương tây người ta thường tự chẩn đoán bằng cách liếm vào mu bàn tay, để vài giây cho bóc hơi rồi ngửi. Nước bọt hấp thụ các khí có mùi hôi trong miệng nên nước bọt nào khi bốc hơi ít nhiều gì cũng có mùi hôi. Vấn đề ở đây là ta không biết mùi hôi ở mức độ nào thì bị hôi miệng ( gây khó chịu cho người khác). Nên với cách thử này nếu ta không nghe được mùi hôi hoặc mùi hôi rất nhẹ thì có nhiều khả năng ta không bị hôi miệng.

§ Nhờ người khác đánh giá:

Đây là cách đánh giá đáng tin cậy nhất. Vấn đề là mọi người đều quá tế nhị, không ai chịu nói cho chúng ta biết là chúng ta bị hôi miệng. Chính vì vậy chúng ta thường phán đoán mình bị hôi miệng qua thái độ của người khác khi tiếp xúc với mình .Nhưng cách phán đoán này nhiều lúc lầm lẫn.

§ Chẩn đoán bằng máy Halimeter:

Halimater là máy đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở, nhờ đó chúng ta biết có bị hôi miệng hay không và hôi miệng ở mức độ nào một cách khá chính xác. Máy cũng giúp chúng ta chẩn đoán hôi miệng do nguyên nhân ở miệng và hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.


Những nguyên nhân gây nên hôi miệng :

Vấn đề thường gặp là hơi thở hôi được chính bệnh nhân cảm nhận vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Thật ra, hiện tượng này chỉ là tạm thời và có thể được cải thiện bằng cách chải răng sạch sau khi thức dậy.

Hơi thở hôi tồn tại thường xuyên trong miệng mà không loại bỏ được bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa có nguyên nhân chủ yếu từ một lượng lớn các vi khuẩn trong miệng bám trên các răng, kẽ răng, lưỡi và các cơ quan ngoài miệng như hầu họng, phổi hooặc xoang . Các vi khuẩn chủ yếu là loại kỵ khí, chúng sản xuất ra các hợp chất lưu huỳnh tạo mùi hôi.

Các trường hợp các có liên quan đến mùi khó chịu từ miệng:

- Thức ăn hay gia vị nặng mùi như hành tỏi có thể tạo mùi hôi tạm thời

- Mùi phát ra khi đói : những trường hợp bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiêng, hạn chế số bữa ăn trong ngày có thể bị hôi miệng dù chải răng rất kỹ. Ăn trái cây và uống nước trái cây có thể được cải thiện được vấn đề này.

- Vấn đề do răng : sâu răng và viêm nướu nặng có thể làm hơi thở có mùi. Chữa răng sâu, làm sạch răng giảm viêm nướu sẽ cải thiện tình trạng này.

- Bệnh toàn thân không được phát hiện sớm và điều trị sẽ tạo mùi hôi trong hơi thở:

· Tiểu đường

· Suy thận

· Viêm amydale

· Bệnh đường hô hấp : hen suyễn, ...

· Ung thư


Cần khám y khoa và điều trị bệnh toàn thân để cải thiện hơi thở:

- Vấn đề dạ dày thường ít ảnh hưởng đến mùi hơi thở, trừ trường hợp resgurgitation.

- Đang dùng thuốc, uống rượu, hút thuốc và những thay đổi hormon củng có thể làm hơi thở có mùi khó chịu.

- Căng thẳng thần kinh cũng là một yếu tố quan trọng. Khi bạn bị stress, miệng sẽ trở nên khô, số lượng vi khuẩn trên lưỡi tăng sẽ làm hôi miệng. cần chải lưỡi thường xuyên để hạn chế hiện tượng này.

Chữa hôi miệng bằng sữa chua

Người ta đã theo dõi 24 người về cách vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng và uống thuốc. Số người này không ăn sữa chua và thực phẩm tương tự như phô mai trong 2 tuần. Sau đó, mẫu nước bọt và tưa lưỡi của họ được thu thập để định lượng vi khuẩn và các hợp chất gây mùi hôi, trong đó có hydro sunfua. 6 tuần sau đó, họ được ăn 90g sữa chua mỗi ngày và lại được đánh giá. Kết quả là lượng hydro sunfua đã giảm hẳn ở 80% số tình nguyện viên. Cao răng và bệnh viêm nướu lợi cũng được hạn chế đáng kể.

Như vậy, để chữa hôi miệng thì sữa chua không đường cũng là một vị thuốc hiệu nghiệm, bên cạnh việc đánh răng 2 lần/ngày và hạn chế các đồ ăn và nước uống nhiều đường.

(Theo BBC)

Chống hôi miệng bằng sữa chua

Sữa chua thông thường có thể làm cho miệng thơm tho, theo nghiên cứu trên tạp chí Dental của Mỹ. Nghiên cứu này cho biết ăn sữa chua hằng ngày trong 6 tuần giảm được khoảng 80% hàm lượng các chất gây mùi hôi do vi khuẩn sản sinh ở miệng.

Cam tươi giúp bảo vệ răng miệng

Trước khi đánh răng, bạn hãy uống một ngụm nước cam vì nó sẽ bổ sung thêm lượng canxi trong răng bạn.

Canxi và vitamin C trong cam có tác dụng bảo vệ răng miệng rất tốt. Nghiên cứu 15.000 người cho thấy, ai uống không đủ 500 mg canxi mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ bị các bệnh về lợi, từ đó kéo theo các bệnh về răng miệng. Canxi làm cho xương hàm khỏe hơn, chống lại các vi khuẩn gây bệnh về lợi và vitamin C có trong cam sẽ giúp các lớp da trong miệng khỏe hơn.

(Theo Thế Giới Phụ Nữ)