Đường viền nướu bị "đen", "sậm màu" hay nói cách khác là có sự khác biệt về màu sắc nướu xung quanh đường viền phục hình dưới nướu so với nướu ở răng lành mạnh dẫn đến sự mất tự nhiên của phục hình sau điều trị 1 thời gian.
Hai bệnh nhân của BS Tịnh cũng là đại diện cho 2 loại vấn đề thường gặp: tụt nướu bộc lộ đường hoàn tất của phục hình và đường viền nướu sậm màu mặc dù đường hoàn tất của phục hình vẫn nằm đúng vị trí dưới nướu.
I.Tụt nướu:
1. Bệnh căn: có 4 nhóm
1.1.Hình thái: dạng sinh học của mô nha chu (rất mỏng, mỏng ?), hướng,vị trí của răng phục hình (lệch?), thắng bất thường (?).
1.2. Chấn thương:
1.2.1: Do bệnh nhân: chải răng, sử dụng chỉ nha khoa sai, thói quen xỉa tăm hay các đồ vật khác?, hoặc tai nạn.
1.2.2: Do nha sĩ: mài răng, đặt đê, đặt chỉ co nướu không đúng làm tổn thương nướu, đường hoàn tất xâm phạm khoảng sinh học, thời gian lành thương sau điều trị nha chu không đủ và có can thiệp cạo vôi, nạo túi sau khi hoàn tất phục hình?
1.3: Bệnh nha chu: thường liên quan với sự tích lũy mảng bám: bệnh nha chu chưa được loại bỏ trước khi lấy dấu, đường hoàn tất không khít sát, không loại bỏ hết cement dư, phục hình không tiếp xúc tốt với các răng kế cận gây nhồi nhét thức ăn ...hoặc bệnh nhân VSRM kém.
1.4: Lực khớp cắn: vấn đề này chưa rõ ràng, khả năng được đưa ra là những lực khớp cắn (bất thường) có tác dụng như lực chình hình làm tiêu lớp xương vỏ mỏng gây tụt nướu.
Như vậy case tụt nướu BS Tịnh đề cập có thể do 1 hoặc là sự phối hợp của nhiều yếu tố nguyên nhân kể trên. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tụt nướu ở những răng có phục hình đường hoàn tất dưới nướu cao hơn nhiều so với răng lành mạnh hoặc răng phục hình có ĐHT trên nướu. Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng, nếu loại bỏ được các nguyên nhân gây tụt nướu trong quá trình điều trị thì đường viền nướu sẽ ổn định, nghĩa là không có tụt nướu?!
2. Phòng ngừa tụt nướu sau phục hình có ĐHT dưới nướu:
Dựa trên những yếu tố bệnh căn đã đề cập, để phòng ngừa hiện tượng tụt nướu chúng ta phải kiểm soát tốt mô cứng (răng) lẫn mô mềm (nướu). Xin bàn chủ yếu về phần kiểm soát mô mềm.Trước hết phải đánh giá và loại bỏ nếu được những yếu tố khách quan: hình thái, khớp cắn, hướng dẫn bệnh nhân VSRM đúng và đủ. Đối với các yếu tố chủ quan (do nha sĩ) có tác giả đưa ra chiến lược kiểm soát mô mềm trong điều trị phục hình như sau:
a.Đạt được sự lành mạnh của mô nha chu trước khi thực hiện lấy dấu sau cùng. Đây là bước quan trọng nhất bao gồm phát hiện và điều trị các vấn đề nha chu.
b.Đảm bảo thời gian lành thương sau điều trị nha chu. (Không phẫu thuật 1-2 tuần, phẫu thuật điều trị nha chu viêm: 6-8 tuần, Phẫu thuật làm dài thân răng: 3-6 tháng)
c.Tôn trọng khoảng sinh học
d.Giảm thiểu tối đa chấn thương mô mềm khi mài ĐHT và co tách nướu
e. Thực hiện phục hình tạm chất lượng
f. Loại bỏ toàn bộ cement dư
3. Khắc phục hậu quả tụt nướu sau phục hình: (đương nhiên là PH phải còn tốt về mặt chức năng)
3.1. Yếu tố thẩm mỹ không quan trọng:
Đánh giá và loại bỏ các yếu tố là nguyên nhân gây tụt nướu. Theo dõi định kỳ
3.2. Yếu tố thẩm mỹ là quan trọng:
Dùng composite che phủ bờ phục hình và phần chân răng bị bộc lộ. Tại hạ có thấy phương pháp này được đưa ra trong cuốn Esthetic Dentistry, tương tự như trám răng tuy phức tạp hơn 1 chút. Tuy nhiên thấy kết quả cũng không khả quan lắm. Dùng các phương pháp phẫu thuật nha chu che phủ chân răng và bờ phục hình? (chưa làm bao giờ và cũng chưa thấy trong y văn luôn). Làm lại phục hình
II. Đường viền nướu "sậm màu" và nướu vẫn che phủ ĐHT:
Có 2 giả thuyết được đặt ra:
1. Nướu mỏng: đường sậm màu là do sự ánh ra của bờ kim loại của phục hình và của phần chân răng (đổi màu sau điều trị nội nha). Hiện tượng này được lý giải là do "umbrella effect", (hiệu ứng quang học khỉ gió gì đó). Như vậy khi muốn đặt ĐHT ở dưới nướu, đặc biệt là loại có bờ kim loại chúng ta phải đánh giá độ mỏng của nướu. Có phương pháp khá đơn giản là dùng matrix band đặt thử vào rãnh nướu xem thử phần kim loại dưới nướu có ánh qua nướu không. Cách khắc phục cho trường hợp này có thể là trám composite như đã đề cập ở phần trước, phẫu thuật ghép và làm lại phục hình mới. Khi tiến hành làm lại phục hình phải đánh giá có hay không sự ánh màu của chân răng ra ngoài nướu hay không, nếu có, tẩy trắng phần chân răng này (thấy đề cập ở 1 tài liệu).
2. Nướu nhiễm màu do kim loại của phục hình: vấn đề đã được nhiều nghiên cứu xác nhận. Tùy theo thành phần của hợp kim làm phục hình có mức độ nhiễm màu của nướu khác nhau, kể cả hợp kim vàng. Không biết các loại kim loại quý có gây nhiễm màu nướu và mức độ như thế nào? Trong trường hợp này thì giải pháp khắc phục sẽ là cắt bỏ phần nướu nhiễm màu và làm lại phục hình. Rõ ràng phục hình mới phải không có bờ kim loại (là nguyên nhân làm nướu nhiễm màu), do đó phục hình toàn sứ hoặc phục hình đường hoàn tất sứ sẽ là giải pháp.
Bs Phạm Hoài Nam
No comments:
Post a Comment