Monday, September 22, 2008

Làm sao nhận biết mình bị hôi miệng ?

Đây là vấn đề hết sức thiết thực, nhiều người muốn biết mình có hôi miệng không trước khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là các cuộc tiếp xúc quan trọng. Có 3 cách để biết mình có hôi miệng không:

§ Tự phán đoán:

Nhiều người tự đánh giá hơi thở mình bằng cách ngửi hơi thở trong lòng bàn tay. Nhưng cách này không chính xác vì mũi ta đã quen với mùi hôi của mình . Điều này có nghĩa ta không ngửo được mùi hôi thì không chắc là mình không hôi miệng. Tuy nhiên nếu ta ngửi được mùi hôi của hơi thở mình thì có nhiều khả năng mình bị hôi miệng.
- Có tác giả đề nghị ta nói vào lòng bàn tay thay vì thở , như thế sẽ chính xác hơn.
- Ở phương tây người ta thường tự chẩn đoán bằng cách liếm vào mu bàn tay, để vài giây cho bóc hơi rồi ngửi. Nước bọt hấp thụ các khí có mùi hôi trong miệng nên nước bọt nào khi bốc hơi ít nhiều gì cũng có mùi hôi. Vấn đề ở đây là ta không biết mùi hôi ở mức độ nào thì bị hôi miệng ( gây khó chịu cho người khác). Nên với cách thử này nếu ta không nghe được mùi hôi hoặc mùi hôi rất nhẹ thì có nhiều khả năng ta không bị hôi miệng.

§ Nhờ người khác đánh giá:

Đây là cách đánh giá đáng tin cậy nhất. Vấn đề là mọi người đều quá tế nhị, không ai chịu nói cho chúng ta biết là chúng ta bị hôi miệng. Chính vì vậy chúng ta thường phán đoán mình bị hôi miệng qua thái độ của người khác khi tiếp xúc với mình .Nhưng cách phán đoán này nhiều lúc lầm lẫn.

§ Chẩn đoán bằng máy Halimeter:

Halimater là máy đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở, nhờ đó chúng ta biết có bị hôi miệng hay không và hôi miệng ở mức độ nào một cách khá chính xác. Máy cũng giúp chúng ta chẩn đoán hôi miệng do nguyên nhân ở miệng và hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.


Những nguyên nhân gây nên hôi miệng :

Vấn đề thường gặp là hơi thở hôi được chính bệnh nhân cảm nhận vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Thật ra, hiện tượng này chỉ là tạm thời và có thể được cải thiện bằng cách chải răng sạch sau khi thức dậy.

Hơi thở hôi tồn tại thường xuyên trong miệng mà không loại bỏ được bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa có nguyên nhân chủ yếu từ một lượng lớn các vi khuẩn trong miệng bám trên các răng, kẽ răng, lưỡi và các cơ quan ngoài miệng như hầu họng, phổi hooặc xoang . Các vi khuẩn chủ yếu là loại kỵ khí, chúng sản xuất ra các hợp chất lưu huỳnh tạo mùi hôi.

Các trường hợp các có liên quan đến mùi khó chịu từ miệng:

- Thức ăn hay gia vị nặng mùi như hành tỏi có thể tạo mùi hôi tạm thời

- Mùi phát ra khi đói : những trường hợp bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiêng, hạn chế số bữa ăn trong ngày có thể bị hôi miệng dù chải răng rất kỹ. Ăn trái cây và uống nước trái cây có thể được cải thiện được vấn đề này.

- Vấn đề do răng : sâu răng và viêm nướu nặng có thể làm hơi thở có mùi. Chữa răng sâu, làm sạch răng giảm viêm nướu sẽ cải thiện tình trạng này.

- Bệnh toàn thân không được phát hiện sớm và điều trị sẽ tạo mùi hôi trong hơi thở:

· Tiểu đường

· Suy thận

· Viêm amydale

· Bệnh đường hô hấp : hen suyễn, ...

· Ung thư


Cần khám y khoa và điều trị bệnh toàn thân để cải thiện hơi thở:

- Vấn đề dạ dày thường ít ảnh hưởng đến mùi hơi thở, trừ trường hợp resgurgitation.

- Đang dùng thuốc, uống rượu, hút thuốc và những thay đổi hormon củng có thể làm hơi thở có mùi khó chịu.

- Căng thẳng thần kinh cũng là một yếu tố quan trọng. Khi bạn bị stress, miệng sẽ trở nên khô, số lượng vi khuẩn trên lưỡi tăng sẽ làm hôi miệng. cần chải lưỡi thường xuyên để hạn chế hiện tượng này.

Chữa hôi miệng bằng sữa chua

Người ta đã theo dõi 24 người về cách vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng và uống thuốc. Số người này không ăn sữa chua và thực phẩm tương tự như phô mai trong 2 tuần. Sau đó, mẫu nước bọt và tưa lưỡi của họ được thu thập để định lượng vi khuẩn và các hợp chất gây mùi hôi, trong đó có hydro sunfua. 6 tuần sau đó, họ được ăn 90g sữa chua mỗi ngày và lại được đánh giá. Kết quả là lượng hydro sunfua đã giảm hẳn ở 80% số tình nguyện viên. Cao răng và bệnh viêm nướu lợi cũng được hạn chế đáng kể.

Như vậy, để chữa hôi miệng thì sữa chua không đường cũng là một vị thuốc hiệu nghiệm, bên cạnh việc đánh răng 2 lần/ngày và hạn chế các đồ ăn và nước uống nhiều đường.

(Theo BBC)

Chống hôi miệng bằng sữa chua

Sữa chua thông thường có thể làm cho miệng thơm tho, theo nghiên cứu trên tạp chí Dental của Mỹ. Nghiên cứu này cho biết ăn sữa chua hằng ngày trong 6 tuần giảm được khoảng 80% hàm lượng các chất gây mùi hôi do vi khuẩn sản sinh ở miệng.

Cam tươi giúp bảo vệ răng miệng

Trước khi đánh răng, bạn hãy uống một ngụm nước cam vì nó sẽ bổ sung thêm lượng canxi trong răng bạn.

Canxi và vitamin C trong cam có tác dụng bảo vệ răng miệng rất tốt. Nghiên cứu 15.000 người cho thấy, ai uống không đủ 500 mg canxi mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ bị các bệnh về lợi, từ đó kéo theo các bệnh về răng miệng. Canxi làm cho xương hàm khỏe hơn, chống lại các vi khuẩn gây bệnh về lợi và vitamin C có trong cam sẽ giúp các lớp da trong miệng khỏe hơn.

(Theo Thế Giới Phụ Nữ)

No comments: